Trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng không còn quá xa lạ với loại vải Cashmere bởi chúng có thể sử dụng để tạo ra rất nhiều trang phục, phụ kiện khác nhau từ quần áo đến khăn choàng, thảm… Tuy nhiên, loại vải này có yêu cầu rất cao về quá trình giặt giũ nếu muốn giữ độ bền và mới của sản phẩm.
Cashmere là gì?
Cashmere là một loại vải xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ trước Công nguyên, chất liệu này đã ra đời. Cái tên “cashmere” bắt nguồn từ tên của quốc gia Kashmir – nay là một vùng ở Ấn Độ. Cashmere luôn được đánh giá là có chất lượng vượt trội bởi sự bền đẹp của nó. Trong quá khứ, đây là được coi là loại vải dành riêng cho vua và quý tộc. Những chiếc khăn choàng được dệt từ len cashmere đã trở thành trang phục không thể thiếu cho những vị hoàng đế bấy giờ.
Cashmere được lấy từ lông dê sống ở những vùng núi cao ở khu vực Himalaya, đặc biệt ở những vùng lông tơ mềm mượt nhất. Mỗi năm, người ta chỉ có thể lấy được từ 50 - 150 gram cashmere từ những vùng lông mềm mại của mỗi chú dê.
Sau khi lấy lông dê, người ta sẽ bán cashmere thô cho các nhà máy ở địa phương - nơi sử dụng len để sản xuất trang phục. Trước khi đưa vào xử lý, sợi được đánh giá lại một lần nữa và phân loại một số thành phần đặc biệt không phải xử lý. Sau đó cashmere thô được xử lý và kiểm tra chất lượng theo một quy trình nghiêm ngặt. Do mỗi năm chỉ có thể thu được vài tấn cashmere thô, nên nhu cầu sử dụng cashmere vượt quá khả năng cung cấp nên giá của một chiếc áo len Cashmere đắt gấp nhiều lần so với giá của một chiếc áo len được làm từ các chất liệu khác.
Đặc trưng của vải cashmere
Như đã nói ở trên cashmere được dệt thủ công bởi những sợi lông dê vùng núi Himalaya. Những con dê sống dưới thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ thấp đến -40 độ C. Nhờ vậy, vải cashmere được đánh giá là ấm gấp 6 lần so với những loại len bình thường khác. Không những thế, loại vải này còn cực kỳ bền với thời gian. Chúng thậm chí có thể giữ nguyên màu sắc sau rất nhiều năm sử dụng. Ở phương Tây, câu chuyện về những chiếc áo len cashmere được truyền qua nhiều thế hệ không hề xa lạ. Chỉ cần được bảo quản đúng cách, sự bền đẹp của những chiếc áo cashmere sẽ là bạn cực kỳ bất ngờ!
Hướng dẫn cách giặt vải cashmere đúng cách
Cũng như sự tinh tế trong khâu sản xuất, cashmere cũng đòi hỏi một quy trình làm sạch tỉ mỉ không kém. Nếu như trước đây chưa có sự xuất hiện của công nghệ giặt là tiên tiến, hiện đại thì phương pháp được nhiều người tiêu dùng áp dụng để bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của loại vải đắt đỏ này đó chính là giặt tay.
Việc giặt vải cashmere bằng tay sẽ giữ được độ mềm mại của từng sợi tơ, không làm biến đổi màu sắc cũng như phom dáng sản phẩm làm từ chất liệu này. Tuy nhiên, trong những ngày thời tiết nồm, ẩm như mùa đông, việc giặt tay vắt không khô cũng dễ khiến cho vải bị nấm mốc, mùi hôi tấn công.
Sự ra đời của công nghệ giặt khô là hơi không cần dùng nước để giặt quần áo. Mà thay vào đó là dùng các dung môi hòa tan để làm sạch vải. Các loại dung môi này được đánh giá là an toàn với vải cashmere. Giặt khô là hơi sẽ giúp quần áo tránh được những tác động mạnh trong quá trình giặt, nhờ đó không ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm được sản xuất từ vải cashmere sau khi giặt. Bên cạnh đó còn giữ cho quần áo ít nhăn hơn, nên không cần tốn nhiều thời gian là ủi.
Ngoài ra còn giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu khác nhau từ những vết dầu mỡ, các loại chất béo bám dính trên sản phẩm là từ vải cashmere hoặc những vết bẩn lâu ngày mà phương pháp giặt thường khó có thể loại bỏ được.
Nhờ đến dịch vụ giặt khô là hơi để giữ độ bền, mới lâu dài cho các loại trang phục, thảm, khăn… làm từ vải cashmere là phương pháp thông minh mà bạn đừng bỏ qua nhé.